Độ an toàn của kem chống nắng
Nhiều người cho rằng các hoạt chất trong kem chống nắng, nhất là kem chống nắng hóa học, không an toàn cho da và có thể gây ra nguy hại. Vậy sự thật là gì?
Kem chống nắng làm giảm nguy cơ ung thư da
Đầu tiên, chúng ta biết ánh nắng mặt trời gây ra hầu hết các loại ung thư da. Điều này đã được chứng minh. Trong vài trường hợp, ung thư da có thể dẫn đến chết người. Chúng ta có thể nói về những tác hại của kem chống nắng mà chưa ai chứng minh được, nhưng sự thật là kem chống nắng giúp bảo vệ khỏi những nguy cơ chết người tiềm ẩn từ tia UV.
Khoa học cũng đã chứng minh kem chống nắng giúp ngăn ngừa ung thư da. Hai nghiên cứu quan trọng của ÚC cho thấy ung thư hắc tố giảm hẳn 50% và Ung thư biểu mô tế bào vảy giảm 40% ở những người dùng kem chống nắng hàng ngày. Con số đó thật sự rất lớn.
Khi nghĩ về bảo vệ da khỏi tia UV, kem chống nắng rất quan trọng, nhưng bạn cũng phải nghĩ đến những thứ khác. Phương pháp an toàn và hiệu quả nhất trong suốt lịch sử là giảm việc tiếp xúc với ánh nắng và mặc áo dài tay cũng như đội mũ. Chống nắng lúc nào cũng bắt đầu như thế.
Hóa chất trong kem chống nắng
Nhiều người không nghĩ thế này, nhưng thành phần chống nắng nào cũng là chất hóa học. Phân tử mang tính hóa học. Ngay cả kem chống nắng vật lý chứa kẽm và titanium cũng là hóa chất. Dĩ nhiên có các loại hóa chất khác nhau và chúng tương tác khác nhau. Hệ thống phân loại chính xác hơn cho thành phần chống nắng sẽ là “organic” (hữu cơ) và “inorganic” (vô cơ.) Thành phần organic thường là phân tử gốc carbon như avobenzone và oxybenzone. Thành phần inorganic là các khoáng chất như zinc oxide và titanium dioxide.
Loại kem chống nắng nào dễ gây kích ứng da?
Khi nghĩ về dị ứng hoặc kích ứng đối với một loại kem chống nắng, đừng vội cho rằng là do bất cứ hoạt chất nào. Dị ứng thật sự với hoạt chất rất hiếm. Thông thường, bạn dễ bị kích ứng với thành phần inactive trong kem chống nắng hơn. Chúng là chất nhũ hóa, chất bảo quản, hương liệu, chiết xuất thực vật, chất chống oxi hóa và những thành phần khác có thể tạo ra viêm da dị ứng, ngay cả thành phần “thiên nhiên.”
Vài sản phẩm có rất nhiều thành phần không hoạt tính và rất khó để xác định chất nào gây kích ứng cho da bạn. Phản ứng dị ứng thường cần đến 3 đến 5 ngày. Những người hay bị kích ứng với kem chống nắng thường nên sử dụng kem chống nắng vô cơ, chứa zinc oxide và titanium dioxide, cùng với càng ít thành phần không hoạt tính khác càng tốt.
Vài thành phần quan ngại trong kem chống nắng
Thông thường vấn đề an toàn được tập trung vào thành phần oxybenzone và liệu nó có ảnh hưởng đến hormones hay không. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy chúng bị u xơ tử cung. Nhưng nếu xem xét kĩ, nghiên cứu đó cho chuột tiêu thụ lượng lớn chất này trong vòng bốn ngày. Để thực hiện chính xác lượng oxybenzone đó trên cơ thể người cần phải dùng kem chống nắng trên toàn thân mỗi ngày trong suốt 70 năm.
Chúng ta biết oxybenzone thẩm thấu vào cơ thể ở một mức nào đó và được thải ra ngoài qua nước tiểu và sữa mẹ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu trên phụ nữ có thai và cho con bú là không thể, nên kết luận là không chính xác. Vì thế, nhóm đối tượng này nên dùng kem chống nắng vật lý gốc zinc oxide hoặc titanium dioxide để đảm bảo an toàn hơn.
Dòng sản phẩm chống nắng của EltaMD được tổ chức Skin Cancer khuyên dùng không có oxybenzone lẫn avobenzone gây tranh cãi.
Có vài tuyên bố về thành phần chống nắng nhan nhản trên mạng nhưng không hề có một bằng chứng khoa học nào. Ví dụ bạn có thể đã đọc về việc kem chống nắng chứa vitamin A, hoặc retinyl palmitate có thể gây ung thư da, nhưng không có dữ liệu nào chứng minh điều đó. Những người dùng kem chống nắng chứa các chất này, hoặc bất cứ loại kem chống nắng nào khác vẫn có thể phát triển ung thu da và nguyên nhân có thể nhất là do tổn thương từ tia UV trong những năm trước đó. Bảo vệ bản thân từ bây giờ có thể giúp ngăn chặn ung thư da trong tương lai.
Theo skincancer
Viết một bình luận