Chi tiết Blog

Cơ chế hoạt động của kem chống nắng

Tìm ra kem chống nắng phù hợp với loại da và chứa thành phần đáng tin cậy là bức tường phòng thủ tốt nhất cho bạn khi đi biển hoặc bơi lội ngoài trời. Nhưng trước khi tìm mua, hãy cân nhắc việc kem chống nắng làm được gì và cách nó hoạt động để bảo vệ bạn.

Trong khi biết được bạn nên dùng kem hàng ngày, bạn có lẽ tự nghĩ nó thật sự có hiệu quả không, hoặc bạn có bị sạm da khi dùng không. May thay là bác sĩ da liễu có câu trả lời cho bạn.

Kem chống nắng hoạt động như thế nào?

Tùy theo loại kem chống nắng mà bạn sử dụng. Vài sản phẩm chống nắng tạo ra lớp màng chống nắng, trong khi vài thành phần khác hấp thụ tia UV thai vì phản xạ chúng. Kem chống nắng khoáng hay vật lý chứa zinc oxide và titanium dioxide phản xạ và tán xạ tia UV, trong khi các thành phần như octyl methoxycinnamate (OMC), oxybenzone… trong kem chống nắng hóa học lại hấp thụ tia UV rồi phân giải chúng thành nhiệt. Cả hai loại đều bảo vệ tốt cho da bạn.


Chỉ số SPF có ý nghĩa gì?


SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số đo lường năng lượng mặt trời (bức xạ UV) cần thiết để gây cháy nắng trên làn da được bảo vệ (có dùng kem chống nắng), so với lượng bức xạ cần thiết để gây cháy nắng trên da không được bảo vệ. Tia UVB gây cháy nắng, tổn thương da và có thể gây ra ung thư da. Chỉ số SPF phản xạ 93% lượng tia UVB, SPF là 97% còn SPF 50 là 98%. Các hãng kem chống nắng dựa vào các công ty kiểm định độc lập để kiểm định chỉ số SPF trong sản phẩm của họ theo chỉ đạo kiểm định của FDA.

Hãy nhớ rằng chỉ số SPF không bao gồm bảo vệ trước tia UVA hoặc những tia gây ra lão hóa da sớm. Để bảo vệ da toàn diện, hãy chọn sản phẩm có ghi “broad-spectrum” trên nhãn dán.

Kem chống nắng có ngăn ngừa đen da?

Bạn vẫn có thể bị đen, sạm da khi dùng kem chống nắng. Tuy nhiên quá trình này sẽ diễn ra lâu hơn nhiều so với việc bạn không dùng chống nắng. Không có công thức nào đảm bảo da sẽ được bảo vệ đến 100% lượng tia UV.


Tại sao FDA chỉ giới hạn chỉ số SPF đến 50?


Trong khi có sự khác biệt lớn giữa SPF 15 và SPF30, quãng bảo vệ khác biệt rất ít giữa SPF30 và SPF50. Những sản phẩm có chỉ số cao hơn SPF50 cách biệt rất nhỏ. Vì chỉ SPF bảo vệ da khỏi 98% tia UVB và không có gì bảo vệ được đến 100%, không có sự khác biệt đáng kể khi dùng sản phẩm chỉ số cao hơn SPF50. Các sản phẩm đó có thể gây ra hiểu nhầm và khiến người dùng ỷ lại vào kem chống nắng. Khi thấy sản phẩm ví như có chỉ số SPF100, vài người có thể nhầm rằng họ sẽ được bảo vệ hoàn toàn khỏi tia UV hoặc nghĩ rằng sản phẩm đó sẽ có hiệu quả cả ngày.

Không có sản phẩm chống nắng nào bảo vệ hoàn toàn khỏi tia UV, và việc thoa lại kem chống nắng là cần thiết theo chỉ dẫn của FDA.


Kem chống nắng hiệu quả bao lâu và phải thoa lại như thế nào?

Dù có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ hiệu quả của kem chống nắng, từ mức UV cho đến việc bạn có đổ mồ hôi hay đi bơi không, các chuyên gia khuyên bạn nên thoa lại kem chống nắng mỗi hai giờ. Nếu bạn hoạt động ngoài trời, đổ mồ hôi hoặc đi bơi, mỗi 40 đến 80 phút là giãn cách lý tưởng để thoa lại kem chống nắng.


Khi nào trẻ em có thể dùng kem chống nắng?

Trẻ sơ sinh không nên thoa kem chống nắng cho đến khi các bé được ít nhất sáu tháng tuổi. Nếu bạn ra ngoài cùng bé vào thời điểm nóng nhất trong ngày, hãy cho bé đội mũ, đeo kính mát và mặc quần áo dài tay. Khi đủ lớn, hãy cho bé dùng kem chống nắng cho trẻ em và thoa lại nhiều lần để đảm bảo an toàn.

Kem chống nắng có gây thiếu vitamin D?

Kem chống nắng có thể làm giảm sự hấp thụ vitamin D. Nếu bạn lo về thiếu hụt D, hãy kiểm tra máu để xem hàm lượng vitamin D của mình có thấp hay không. Tuy nhiên, nếu bị thiếu hụt, việc uống thực phẩm chức năng sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn là tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. UVA và UVB có thể dẫn đến ung thư da, nên hãy uống viên vitamin D và giảm thời gian tiếp xúc nắng còn hơn là khiến cơ thể cứ túc trực nguy cơ bị ung thư.

Kem chống nắng DIY có hiệu quả không?

Nếu bạn nghĩ đến việc tự trộn kem chống nắng để tiết kiệm cho chuyến đi biển tới, hãy suy nghĩ lại. Bạn không thể đảm bảo độ an toàn cũng như lượng zinc hoặc titanium dioxide sử dụng. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng sản phẩm tự làm, bạn có thể mặc quần áo dài tay hay đội mũ rộng vành để bảo vệ da. Ăn uống nhiều thực phẩm chứa chất chống oxi hóa cũng giúp ngăn ngừa tổn thương UV.

Ngoài ra, nếu bạn không thích loại kem chống nắng làm trắng mặt, ngày nay các loại kem thế hệ mới có cả dạng xịt và có màu kem nền, không chỉ vừa hiệu quả mà lại còn tiện lợi để bạn có thể thoa lại bất cứ lúc nào và bất cứ đâu.

Tổng hợp

Share:

Viết một bình luận